Căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng như thế nào tới mái tóc của chúng ta.
07/10/2019 10:13 | Luợt xem : 164
Với phát triển chóng mặt của xã hội hiện nay, để có một điều kiện sống tốt hơn, mỗi người đều cần ra sức nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, và việc phải chịu căng thẳng, stress là điều mà không ai có thể tránh khỏi.
Nguyên nhân nào khiến chúng ta bị stress?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị stress. Nguyên nhân gây stress ở mỗi giới thường có sự khác nhau. Với nam giới, đó là áp lực khi phải chứng tỏ sự nghiệp, khi là trụ cột gia đình, là bờ vai vững chắc cho những người phụ nữ thân yêu, thậm chí phải khó xử khi đứng giữa cuộc chiến mẹ chồng – nàng dâu… Trong khi đó, phụ nữ thường áp lực ở những khía cạnh khác: chuyện chăm sóc con cái, các khoản chi tiêu, dung hòa 2 bên nội – ngoại, đặc biệt họ còn dễ bị thay đổi tâm trạng mỗi lúc nội tiết thay đổi (lúc tới chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh nở…)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress
Stress, căng thẳng ảnh hưởng như thế nào đến mái tóc của chúng ta?
Một sợi tóc bình thường thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn mọc (2-6 năm), giai đoạn ngưng và giai đoạn nghỉ, chờ rụng. Khi phải đối mặt với stress trong 1 thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng cách sản sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến giai đoạn mọc bị rút ngắn, giai đoạn chờ rụng đến nhanh. Lúc này, tóc cũ đã rụng mà tóc mới thì chưa kịp mọc dẫn đến tóc thưa, yếu, thậm chí nguy cơ hói đầu và tóc bị bạc sớm.
Làm thế nào để giảm bớt tác động của stress đối với mái tóc?
Stress, căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mái tóc mà đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta, nó cũng gây ra nhiều bất lợi. Stress kéo dài khiến cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch suy yếu là một trong những tác nhân thúc đẩy mầm mống bệnh tật trong cơ thể chúng sinh sôi và phát triển.
Đối diện với các căng thẳng, stress, hãy cố gắng tiếp nhận sự việc bằng một thái độ tích cực và lạc quan nhất có thể, đó chính là cách “đối phó” với stress hiệu quả. Suy nghĩ tích cực sẽ làm giảm ảnh hưởng của các hormone căng thẳng đối với cơ thể và cho phép cơ thể tận dụng khả năng tự chữa lành vốn có.
Sau những giờ học tập, làm việc hãy dành thời gian để tập luyện thể dục hoặc chơi thể thao phù hợp với sức khỏe và sở thích để thư giãn tinh thần, tâm trạng thư thái hơn. Đầu óc được nghỉ ngơi cũng giúp chúng ta giải quyết tình trạng căng thẳng, stress, tinh thần tỉnh táo và minh mẫn hơn sẽ tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Tập luyện thể dục thể thao giúp giảm căng thẳng stress
Ngoài ra thì hãy ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, tập thói quen đi ngủ sớm, ăn uống đủ chất để bổ sung năng lượng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe cho bản thân nói chung và sự phát triển khỏe mạnh của mái tóc nói riêng.